Khổng Tử quả đã am hiểu ý nghĩa thâm sâu
của cẩn ngôn, nên mới nói: "Vô đa ngôn: Đa ngôn đại bại". Bạn nên đọc lời vàng
ngọc đó. Bạn nên cân, như người ta cân vàng, những lời nói của mình.
1/ Im lặng cách riêng cái "tôi" của bạn.
Làm sao cho
câu chuyện của bạn bớt những tiếng "Tôi, Chúng tôi". Nếu người bàn chuyện với
bạn có bàn chuyện về cá nhân bạn, về môn học, nghề nghiệp, hay về những người
thân của bạn, xin bạn khôn khéo đổi vấn đề. Bạn có thể trả lời vắn tắt rồi hỏi
lại về chuyện khác. Lẽ dĩ nhiên, không phải tỏ thái độ huyền bí. Có vẻ bí mật sẽ
gây nghi kỵ. Bạn vẫn cho ý kiến như thường, vẫn tranh luận như thường, nhưng
không đem cái "tôi" của mình ra mà thuyết thao thao. Bạn nên là nhạc sĩ và người
nói chuyện với bạn là nhà toán học, thì bạn đừng bàn về âm nhạc mà bàn về toán
học, về Pascal, về Einstein.
2/ Im lặng cách riêng về những người
vắng mặt.
Chúng tôi đã nói với bạn, con người thích nói hành, và
trong 100 câu chuyện, có đến 60 câu lấy kẻ khác làm đầu đề. Xin bạn tránh tật
xấu này đối với những người vắng mặt, mà bạn không thích hay không đồng ý kiến.
Phải tập có tinh thần cao thượng, khoan dung. Nếu ai có hỏi ý kiến
bạn về việc làm, về hạnh kiểm của người thứ ba, thì bạn nên nói, mình không rõ
lắm, và thay đổi vấn đề. Buộc lòng, bạn chỉ khen những tính tốt của kẻ ấy, để
trả lời cho người hỏi khỏi nghi kỵ. Nếu người vắng mặt bị công kích, và thấy cần
bênh vực thì bạn nên bênh vực một cách khách quan, lễ phép dịu hiền. Nếu kẻ nói
chuyện với bạn là người dưới quyền bạn, và họ nói xấu ai thì bạn nên kín đáo
khuyên họ đổi câu chuyện và bạn tỏ ra khoan hồng với người vắng mặt.
3/ Kỹ lưỡng rất mực khi nói lại lời kẻ khác.
Những
bí mật tình cờ bạn biết, cũng như những bí mật kẻ khác muốn bạn giữ gìn, thì khi
không đủ lý do để tiết lộ, xin bạn hãy giữ đến xuống mồ. Trong trường hợp bắt
buộc phải thuật lại lời của kẻ khác, bạn hãy cực kỳ thận trọng. Phải nói đúng
như người ấy đã nói, và bạn nên thêm câu "Theo tôi nghe, tôi nghe lại". Điều gì
mà nghe mà nhớ một cách mơ hồ, thì tốt hơn đừng nói lại. Những câu chuyện nào có
thẩ khiến người nghe hiểu lầm, hay tìm cách đôi chối, thêm oán thù, bạn nên để
mình biết thôi. Nói ra, nhiều khi có hại, vừa cho kẻ đã nói những lời ấy, vừa
cho người nghe và vừa cho bạn nữa. Xin bạn hãy cẩn ngôn để tránh những phiền lụy
ấy.
4/ Lựa lời mà nói chơi.
Rất ít người được rèn
luyện đầy đủ về lòng tự ái để chịu nghe người khác nói chơi và chọc giận. Có
người coi vui vẻ, chọc ghẹo người ta, đến khi bị "chọc" lại vài câu, liền đổ
quạu, và gây gổ. Nhiều người bạn chí thân của ta cũng vậy. Thường họ vui tính dễ
tha thứ. Nhưng có khi bị nhức đầu, hay ăn không tiêu v.v... một tiếng nói chơi
hết sức nhẹ của ta, cũng có thể làm cho họ phật lòng. Cho nên lúc nào muốn nói
chơi để mua vui, bạn phải kỹ lưỡng trong từng tiếng. Nhìn chung, con người muốn
thiên hạ lấy những ưu điểm của mình làm trung tâm điểm. Nhưng lại khó chịu, bẽn
lẽn, nóng giận, oán thù, khi những khuyết điểm về thể xác, về tính tình của
mình, bị kẻ khác ngạo nghễ, nhất là ở chỗ đông. Ở nhiều dân tộc, người ta kỵ
việc đem tên cha mẹ của họ ra để cười nhạo. Khi nghe tên họ của mình bị nêu ra,
người ta thấy tự ty mặc cảm, tưởng ai cũng hiềm thù, đang vạch lá tìm sâu nên ác
cảm với người đem nó ra. Vậy trừ những chỗ hết sức thân tình, bạn nên cẩn thận
việc sướng tên, họ kẻ khác, và đừng khi nào có vẻ mỉa mai, hài hước.
Tóm lại, lời nói nhiều khi đem lại lợi ích cho một người, cho một
dân tộc, mà cũng nhiều khi làm cho người ta thù oán nhau thiên thu. Bạn là người
muốn mua lòng ngườibằng lời nói, xin bạn chịu khó nói ít, để suy nghĩ kỹ điều
mình nói, và học ở người được những điều hay. Platon viết: "Ai nói, gieo; ai
nghe: gặt". Xin bạn học nằm lòng câu đó.